Những câu hỏi hay về BA (Business Analyst) - ITEXPERT

Những câu hỏi hay về BA (Business Analyst)

Trong khuôn khổ #workshop “VẼ CHÂN DUNG VỀ BA”, các bạn đã được các diễn giả trao đổi về:

👉 “Vai trò của BA trong dự án phần mềm”
👉 “Làm thế nào để trở thành BA chuyên nghiệp”.

Các bạn tham gia đã đặt ra những câu hỏi rất hay liên quan đến nghề BA. Ban tổ chức tổng hợp và chia sẻ cùng các bạn.

1️⃣ BA khác Bridge SE ở điểm nào?

#Đáp: BA (Business Analyst) là người chuyên phân tích nghiệp vụ, khai thác, phát triển, quản lý yêu cầu của khách hàng và đảm bảo yêu cầu được thực hiện đúng.
Còn Bridge SE cơ bản là một Developer có khả năng làm việc ở phía khách hàng, họ thực hiện công việc chính của Dev, hỗ trợ, thỉnh thoảng là comtor, và có thể là một số công việc của BA như lấy và chuyển yêu cầu về Việt Nam cũng như quản lý yêu cầu đó.
Tuy nhiên, về bản chất thì 02 role này khác nhau.

2️⃣ Tại sao ở Mỹ, Nhật tỷ lệ BA/Dev rơi vào khoảng 1/6 còn ở Việt Nam tỷ lệ BA/Dev rất thấp?

#Đáp: Thực tế, công việc BA chưa được chuyển (offshore) về Việt Nam do chúng ta chưa có đủ nguồn lực, kinh nghiệm, cũng như khách hàng chưa có đủ niềm tin để giao cho chúng ta.

3️⃣ Tại sao lương BA bên Nhật cao hơn Bridge SE nhiều, trong khi ở Việt Nam thì ngược lại?

#Đáp: Công việc của BA làm việc trực tiếp với khách hàng và chịu trách nhiệm về sự thành công của dự án nên áp lực hơn nhiều và thường được đánh giá cao hơn, tìm BA giỏi khó hơn. Còn Bridge SE là Developer nhiều và dễ tìm hơn, nên lương BA cao hơn là việc bình thường.
Còn ở Việt Nam như đã nói ở trên chúng ta chưa thực sự làm BA chuyên nghiệp mà chỉ làm một phần của công việc BA như làm người liên lạc, quản lý yêu cầu nên chưa được đánh giá cao. Trong khi đó Bridge SE tại Việt Nam phải giỏi ngoại ngữ (tiếng Nhật) và hiện tại khó tìm, hơn nữa nhu cầu Bridge SE cao nên mức lương các bạn ấy cao hơn. Khi chúng ta có lực lượng BA chuyên nghiệp, giỏi, vấn đề này có thể sẽ đảo ngược lại.

4️⃣ Trong mô hình Agile không có role BA, vậy BA trong agile ở đâu?

#Đáp: Trong mô hình Agile, mỗi team member đảm nhận nhiều vai trò từ BA, Dev, Tester cho phần việc của bạn ấy.. nên bạn không thấy rõ. Hơn nữa công việc BA phần lớn nằm ở PO. Đối với một số dự án lớn và phức tạp có thể khách hàng đã thuê BA phân tích trước đó ở mức Objectives rồi. Team chỉ tham gia vào giai đoạn phát triển thôi, nên phần BA chi tiết còn lại do PO và team member phụ trách.
IIBA đã có hệ thống chứng chỉ riêng cho Agile (https://www.iiba.org/…/specialized-business…/agile-analysis/), bạn có thể tìm tài liệu liên quan đọc thêm.

5️⃣ BA có thực sự cần các kiến thức của Tester không? Mức độ liên quan như thế nào?

#Đáp: Trong BA có một nhiệm vụ là đảm bảo các yêu cầu của khách hàng phải được đáp ứng, nên BA phải viết Acceptance Criteria (các điều kiện chấp nhận sản phẩm) và đảm bảo nó được kiểm tra trước khi giao cho khách hàng. Việc test này có thể yêu cầu tester thực hiện, nhưng để cho nhanh đôi khi các BA thực hiện luôn việc này (viết test case và test). Do vậy, nếu bạn có kỹ năng test thì cũng là thuận lợi khi làm BA.

6️⃣ Em làm cho công ty Nhật nhưng không thấy có vai trò của BA, vậy nếu em học BA. Vậy tốt nghiệp em làm việc ở đâu?

#Đáp: Như đã nói ở trên, các công ty Nhật chưa giao nhiều việc về BA về Việt Nam nên nhiều dự án bạn không có BA chuyên nghiệp. Tuy nhiên, công việc BA được thực hiện ẩn ở các vai trò sau:
Comtor: giao kiêm thêm nhiệm vụ của BA như quản lý thêm yêu cầu, theo dõi dự án, kết nối với khách hàng…
Tester: giao kiêm thêm nhiệm vụ của BA
Bridge SE; giao kiêm thêm nhiệm vụ của BA

Khi bạn có kiến thức về BA, bạn thực hiện tốt công việc trên, công ty sẽ nhanh chóng nhận ra và giao cho bạn thực hiện chuyên trách về BA.
Đó là điều mà ITExpert hướng đến.

7️⃣ Tại Đà Nẵng, số lượng người làm BA có nhiều không?

#Đáp: Không có số liệu chính xác. Tuy nhiên, khi xây dựng khóa học này, chúng tôi đã cố gắng khảo sát nhiều công ty và ước lượng có khoảng dưới 100 người làm BA chuyên nghiệp. Tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với 25,000 developer và tester.

8️⃣ Em quan tâm đến BA từ lâu và đã đọc BA BOK.
Tuy nhiên, em thấy họ viết quá chung chung, khó hiểu và khó áp dụng. Vậy tại ITExpert sử dụng tài liệu nào để đào tạo?

#Đáp:
Theo BA BOK thì BA có 05 khía cạnh khác nhau:
– #Business_Architecture_Perspective: tập trung vào việc phân tích tổ chức, chiến lược v.v.. nhằm đưa ra các cải tiến cho tổ chức.
– #Business_Process_Management_Perspective: tập trung vào việc phân tích và cải tiến qui trình.
– #Information_Technology_Perspective: tập trung phân tích, cải tiến các hệ thống công nghệ thông tin.
– #Business_Intelligence_Perspective: ập trung vào phân tích dữ liệu, qui trình để đưa ra các thông tin hữu ích hỗ trợ ra quyết định.
– #Agile_Perspective: tập trung và phân tích và cải tiến tại các môi trường thực hiện theo mô hình #Agile.
Việc tập trung quá nhiều khía cạnh trong một tài liệu, dẫn đến nó quá tổng quát và chỉ những người có kinh nghiệm mới có thể hiểu và chiêm nghiệm được, còn các bạn mới thì coi như không hiểu gì.
ITExpert đào tạo BA cho ngành phần mềm nên chúng tôi chọn tập trung khía cạnh #Information_Technology_System nên tài liệu lựa chọn cũng chuyên sâu vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu, xây dựng chi tiết các biện pháp, công cụ, cũng như xây dựng các kịch bản thực hành, dự án để giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng một cách cụ thể.

9️⃣ Em thấy BA là nghề hấp dẫn, nhưng cũng yêu cầu nhiều kỹ năng, em muốn biết khóa học BA của ITExpert đào tạo các kỹ năng đó như thế nào?

#Đáp:
Chi tiết nội dung khóa học thì bạn xem ở đây: https://itexpert.vn/…/phan-tich-nghiep-vu-chuyen-nghiep.html
Còn phương pháp giảng dạy thì chúng tôi chọn phương pháp Coaching(huấn luyện). Có nghĩa là hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức.

Ví dụ:
– Để rèn luyện về #Domain_Knowledge, chúng tôi sẽ giao cho bạn một đề tài, huấn luyện bạn kỹ năng google search và báo cáo kết quả.
Bạn sẽ thực hiện, sau đó báo cáo kết quả trước giảng viên và các bạn trong lớp, đồng thời nhận các góp ý từ các thành viên để bạn hiểu rõ hơn về #Domain_Knowledge cũng như rút ra bài học kinh nghiệm về nghiên cứu #Domain_Knowledge.

– Hoặc để rèn luyện kỹ năng #Elicit_Requirements, bạn cũng được hướng dẫn các kỹ thuật, sau đó bạn được giao đề tài và được yêu cầu tổ chức một buổi Workshop với khách hàng. Bạn sẽ vận dụng tất cả những kỹ thuật đã học như nghiên cứu về #Domain_Knowledge#Brainstorming, chuẩn bị và tổ chức workshop để thực hiện workshop này với giảng viên là Customer, các thành viên trong lớp là Stakeholders, sau đó bạn phải viết Meeting minutes để nộp lại cho giáo viên đánh giá… Các kỹ năng khác cũng tượng tự để giúp bạn nắm rõ kiến thức, xây dựng kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong suốt quá trình học.

🔟 Yêu cầu đầu vào của khóa BA như thế nào? Em chưa có kiến thức về CNTT có học được không?

#Đáp: Nếu bạn chưa có kiến thức gì về CNTT thì không học được khóa học này. Yêu cầu đầu vào của khóa học là sinh viên CNTT năm 3 trở lên hoặc bạn đã từng làm các vị trí Tester, Comter, Dev tối thiểu 6 tháng tại các công ty phần mềm.
1️⃣1️⃣ Tốt nghiệp khóa BA tại ITExpert, em có được cấp chứng nhận hay hỗ trợ gì không?

#Đáp: Khi tốt nghiệp bạn sẽ được cấp chứng chỉ và bảng điểm tiếng Anh và tiếng Việt. Bên cạnh đó Trung tâm sẽ hỗ trợ tìm việc cho bạn nếu bạn có nhu cầu.

💪💪💪 Với kinh nghiệm, hỗ trợ cho hơn 2,000 học viên iViettech và iDesign tốt nghiệp trong những năm qua, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ tốt bạn việc này.

🚀🚀🚀Chúc các bạn thành công! 🚀🚀🚀